Cách phân biệt phân bón thật giả

Để bà con không mua phải các loại phân bón giả, Vinacheck sẽ chỉ ra cách phân biệt phân bón thật giả qua 1 số dấu hiệu nhận biết dưới đây.

Theo thống kê từ hiệp hội phân bón Việt Nam, thiệt hại từ việc sử dụng phân bón giả, kém chất lượng cho ngành nông nghiệp Việt Nam lên tới 2- 2,5 tỷ USD mỗi năm

Bên cạnh đó, lượng phân bón giả, kém chất lượng khi được rải xuống đồng ruộng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước, hệ sinh thái cây trồng  khiến khả năng tái trồng trọt vào các vụ sau của người nông dân bị cạn kiệt, dẫn đến đói nghèo.

Cách phân biệt phân bón thật giả
Cơ quan chức năng triệt phá số lượng lớn phân bón giả

Để ngăn chặn điều đó, các bà con phải trang bị cho mình các kiến thức, kinh nghiệm để phân biệt phân bón thật giả.

Các cách phân biệt phân bón thật giả

  • Đọc và xem kỹ nhãn phân bón trước khi mua: Đối với phân bón giả, bao bì không đúng mẫu đăng ký; không có logo hoặc không đúng;  không có chứng nhận hợp quy đăng ký sản phẩm do Bộ NN &PTNT cấp; không có hạn sử dụng; không có giấy cấp phép sản xuất.
  • Giá cả chênh lệch nhiều so với giá bán chính thức của các công ty sản xuất và phân phối theo công bố
  • Số điện thoại trên bao bì thường không liên lạc được
  • Khi bón phân không tan, bị vón cục, có màu sắc không đặc trưng… (khi mua phân bón phải có hóa đơn để có bằng chứng xác nhận khi sản phẩm được mua không đúng quy định).
  • Đối với phân NPK tổng hợp khó phân biệt bằng cảm quan mà phải gửi mẫu đến các đơn vị có chức năng phân tích như các trung tâm phân tích, viện, trường… 
  • Về chất lượng phân bón: Nếu nghi ngờ mua phải hàng giả phải báo ngay cơ quan chuyên môn như Trạm Bảo vệ thực vật huyện, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh. Bà con nhớ giữ mẫu phân bón, hóa đơn mua hàng.

Cách phân biệt thật giả phân bón kali

  • Màu sắc:

+ Phân kali thật có màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng đặc trưng

+ Phân kali giả có màu đỏ hồng nhợt nhạt hơn.

  • Độ tan trong nước:

Chuẩn bị cốc nước thủy tinh có dung tích 50-100ml để làm thực nghiệm, Sau đó, cho 3-5g phân kali vào cốc nước.

phân biệt thật giả phân bón kali
Phân biệt thật giả phân bón kali

+ Phân kali thật: Cho phân kali vào nước thấy cốc nước chưa có màu hồng đỏ, một phần chìm xuống một phần kali vẫn nổi trên mặt cốc nước. Sau khi khuấy cốc nước sẽ thấy dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc, phân kali tan hết trong nước.

+ Phân kali giả: Khi cho vào trong cốc nước phân kali giả lập tức có màu hồng đỏ, toàn bộ phân kali chìm xuống và tan rất nhanh trong nước. Khi khuấy mạnh dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc, có thể xuất hiện cặn dưới đáy cốc do không tan hết.

Cách Phân biệt thật giả phân bón super lân

  • Đặc điểm

– Phân super lân thật: có dạng bột mịn, dạng mảnh, không vón cục, màu xám và màu xanh.

– Phân super lân giả: bị vón cục, khi sờ vào sẽ thấy phân không được mịn, màu sắc của phân nhợt nhạt hơn.

Cách phân biệt phân bón thật giả

  • Độ tan trong nước

Khi cho phân lân vào trong nước khuấy đều nếu phân tan trong nước hoặc chưa tan nhưng khi bóp nhẹ thì tan vụn ra là phân thật. Còn nếu khuấy lên thấy vẫn còn cặn khi bóp nhẹ vẫn không tan ra thì có thể là phân giả, phân kém chất lượng.

Cách Phân biệt thật giả phân bón đạm

  • Màu sắc

Phân đạm thường có hai loại phổ biến là loại hạt trong và hạt đục, cả hai đều có công thức hóa học và hàm lượng Nito như nhau tối thiểu là 46%.

Phân đạm giả nếu nhìn màu sắc bằng mắt thường sẽ khó phân biệt.

  • Hình dạng:

+ Phân đạm thật với loại hạt trong thường có dạng hạt tròn. Còn phân đạm hạt trong giả hạt không được tròn, nhiều góc cạnh.

+ Phân đạm thật với loại hạt đục có dạng hạt to, đường kính hạt từ 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Do đây là loại phân nhập khẩu 100% nên rất khó để làm giả và nếu làm giả thì không đem lại lợi ích đáng kể.

Cách phân biệt phân bón thật giả

  • Độ tan trong nước:

Khi cho phân đạm thật vào trong ly nước thủy tinh hạt nhanh tan trong nước chỉ sau lần khuấy không để lại cặn, nước có màu trắng đục.

Còn phân đạm giả tan lâu hơn, để lại cặn dưới đáy cốc do không tan hết.

Cách Phân biệt thật giả phân bón hỗn hợp NPK

Đối với phân hỗn hợp NPK nếu chỉ nhìn cảm quang sẽ rất khó phân biệt được thật giả.

  • Phân hỗn hợp NPK thật: màu sắc từng loại chất dinh dưỡng như N,P,K rõ ràng, có màu đậm.
  • Phân hỗn hợp NPK giả: màu sắc của phân hỗn hợp NPK nhạt hơn do bị trộn thêm các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu…
  • Cách phân biệt phân bón thật giả
    Phân bón hỗn hợp NPK thật bên phải, giả bên trái

Lưu ý  khi mua phân bón để tránh phải mua phải phân bón giả

Bà con nên mua phân bón tại những đại lý, cửa hàng lớn, công ty phân ủy quyền phân phối có uy tín. Tuyệt đối không ham rẻ, không ham khuyến mại; giá rất rẻ, khuyến mại lớn chỉ có thể là phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Nếu khi bón phân cho cây trồng xuất hiện phân vón cục, đóng rắn, cứng ngắc hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng cần dừng lại không bón phân đó cho cây trồng.

Tuy nhiên để ngăn chặn tình trạng phân bón giả thực sự có hiệu quả, các doanh nghiệp cung cấp phân bón chính hãng cần phải có các biện pháp chống giả để tự bảo bảo vệ mình và người dân.

Sử dụng tem chống hàng giả cho phân bón là giải pháp hữu hiệu đã và đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng cho các sản phẩm nông nghiệp.

Để tìm hiểu kĩ hơn về tem chống hàng giả phân bón cũng như được tư vấn miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na

  • Địa chỉ: 524/3 Hà Huy Giáp, Thạnh Lộc, Q.12, TPHCM
  • Hotline: 091 994 8389
  • Email: lienhe@vinachg.vn
  • Website: https://vinachg.vn

 

Rate this post
You might also like
Contact Me on Zalo