Làm sao ngăn chặn hàng giả, hàng nhái? Đâu là giải pháp hiệu quả?
Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc chống lại nạn làm giả, làm nhái, sao chép thương hiệu là điều không hề dễ dàng và cần sự phối hợp từ nhiều phía.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy mà chúng ảnh hưởng đến không hề nhỏ, chúng gây hại xấu đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng. Đồng thời khi người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng niềm tin đối với sản phẩm bị sụt giảm đều này còn tác động lớn đến doanh thu, uy tín của doanh nghiệp.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.
Thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dường như có mặt ở mọi phân khúc của thị trường, từ các mặt hàng ở các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố tại các đô thị, chúng thậm chí còn len lỏi vào cả siêu thị cao cấp. Dường như hàng giả, hàng nhái gần như xuất hiện ở mọi nơi “thử thách” mức độ sành sỏi của người tiêu dùng.
Sự đa dạng cả về mẫu mã, giá cả và sự phong phú về chủng loại khiến người tiêu dùng khó lòng nhận biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Tác động của hàng giả, hàng nhái không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh… giả mà còn khiến các nhà sản xuất lao đao.
Hiện nay, dù chưa có bất kỳ một cuộc khảo nghiệm nào chuyên sâu về “tần suất sử dụng và mức độ tác động của hàng giả, hàng kém chất lượng đến đời sống xã hội” nên rất khó để đưa ra nhận định chính xác nhất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng “đáp ứng” được bao nhiêu phần trăm trong nhu cầu cuộc sống của mỗi người dân. Trong thời đại thật giả lẫn lộn như hiện nay thì rất có thể bạn đã mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà không hề hay biết hoặc vì ham rẻ mà vẫn cứ mua và sử dụng chúng.
Những nhãn hàng, doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng nguy cơ làm giả, làm nhái rất nhiều.
Về góc độ kinh tế: hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
Khi người tiêu dùng chẳng may mua phải hàng giả, hàng nhái khiến uy tín của doanh nghiệp xấu đi trong mắt người dùng và gây hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm.
Hàng giả, hàng nhái thường có giá cả thấp hơn, chiếm lợi thế khiến sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, doanh thu sụt giảm. Nặng nề có thể dẫn đến phá sản.
Sự tồn đọng và ngày càng lan rộng của thị trường hàng giả, hàng nhái tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải kể đến sự tiếp tay, ham mua hàng rẻ của người tiêu dùng, doanh nghiệp chưa thực hiện biện pháp bảo vệ chính sản phẩm của công ty mình. Các cơ quan thẩm quyền cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp làm giảm, làm nhái sản phẩm.
Giải pháp ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Đối với doanh nghiệp
Để công tác ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được hiệu quả và tốt nhất thì vai trò của doanh nghiệp – chủ cơ sở sản xuất cực kỳ quan trọng.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng có quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật.
Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái cần được thực thi một cách tích cực hơn.
Chính sự buông lỏng của doanh nghiệp trong công tác quản lý, giám sát tiêu thụ hàng của là điều cần thiết và không nên coi việc chống hàng giả chỉ là trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật.
Doanh nghiệp cần liệt kê những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt với hàng giả và thông báo đến người tiêu dùng. Đặc biệt cần thực hiện hệ thống tem chống hàng giả để người tiêu dùng nhận diện cũng như giúp công tác quản lý và kiểm soát hàng hóa được tốt hơn.
Tem chống hàng giả còn là phương tiện giúp các cơ quan thẩm quyền nhận diện hàng thật, hàng giả để kịp thời xử lý.
Nếu nhãn hàng của doanh nghiệp, chủ sở hữu bị xâm phạm thì chính doanh nghiệp cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư nhằm khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ sớm nhất.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Người tiêu dùng cần trang bị các kiến thức cần thiết để phân biệt được sản phẩm nào là hàng thật, sản phẩm nào là hàng giả, hàng nhái. Bởi việc này nhằm bảo vệ chính quyền lợi của bạn và còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Khi phát hiện hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng cũng nên phản hồi ngay với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để công ty biết và đưa ra biện pháp xử lý.
Tóm lại, cuộc đấu tranh chống lại tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng là công việc không chỉ riêng ai mà cần sự phối hợp của nhiều phía từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng và cơ quan thẩm quyền.
Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác chống hàng giả, áp dụng các giải pháp chống giả như in tem chống hàng giả, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, quản lý hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên xoá bỏ tâm lý e ngại công bố thông tin sản phẩm bị làm giả, mà cần phải chủ động hợp tác với cơ quan chức năng, lực lượng quản lý thị trường, truyền thông… và hỗ trợ người tiêu dùng khi xảy ra sự cố.
Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan như hiện nay.
Kim Vi (Vina CHG)