Hàng giả, hàng nhái khiến uy tín doanh nghiệp giảm, NTD mất niềm tin vào thị trường
Hàng giả, hàng nhái len lỏi vào mọi ngành hàng từ thực phẩm, xăng dầu, dược phẩm, thực phẩm chức năng, trang sức, phụ kiện… Nguy hiểm hơn xu hướng hàng giả ngày càng gia tăng, chúng tác động không chỉ đến sức khỏe người tiêu dùng khiến người tiêu dùng không còn niềm tin sử dụng sản phẩm tiếp tục.
Vì sao hàng giả, hàng nhái tràn lan?
Theo đánh giá của ông Nguyễn Phi Hải, Giám đốc kỹ thuật Chống hàng giả của Vina CHG, nguyên nhân khiến cho vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang có xu hướng gia tăng như hiện nay, tựu trung bởi 1 số vấn đề sau:
Hàng giả đem lại cho đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái khoản lợi nhuận khổng lồ
Hàng giả, hàng nhái ngày càng phát triển nguyên nhân chính là vì lợi nhuận khiến nhiều đối tượng tham lam dấn thân vào. Có nhiều sản phẩm làm giả có thể đưa đến lợi nhuận siêu khủng gấp 5, gấp 10 lần. Vì thế, nhiều người bất chấp lương tri, bỏ qua tác hại của hàng giả đến người tiêu dùng và xã hội mà buôn bán.
Tâm lý thích mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng
Chính người tiêu dùng với tâm lý thích dùng hàng ngoại, hàng rẻ là nguyên tố tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái có nơi lưu hành. Sự thiếu cảnh giác và ít thông tin về sản phẩm nên khó phân biệt được hàng thật – hàng giả nếu chưa sử dụng.
Xử phạt chưa đử răn đe, hành lang pháp lý còn thiếu sót, chồng chéo
Pháp lý về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện đầy đủ,nhất là về pháp lý xác định hành vi và quy trình thủ tục pháp lý trong quá trình kiểm tra. Hơn nữa, thủ tục về giám định và kết luận vi phạm, hồ sơ khiếu nại và thẩm quyền kiểm tra xử lý cũng gặp khó khăn.
Khó khăn trong việc xác minh, điều tra, xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái
Thủ tục hành chính trong thanh tra, kiểm tra còn rườm rà. Vấn đề giám định cũng không có nguồn kinh phí, phương tiện giám định thiếu. Các hành vi xâm phạm làm hàng giả lại quy định chỉ khi nào vượt quá giá trị 30 triệu đồng trở lên mới bị xử phạt hình sự như vậy là quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe.
Giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái
Để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái cần có sự phối hợp của người bên khác nhau, đó không chỉ là trách nghiệm của các cơ quan thẩm quyền. Mà đó là sự chung tay góp sức của cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và chế tài xử phạt, xử lý khi phát hiện hàng giả, hàng nhái.
Để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng cần có sự phối hợp của người phía, mà trước tiên là từ thói quen mua sắm của người tiêu dùng, ý thức bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp cho đến sự hỗ trợ điều tra, xử lý vi phạm cũng như xây dựng hành lang pháp lý xử lý hàng giả của cơ quan chức năng.
Cụ thể:
Người tiêu dùng
Trang bị cho chính bản thân những kiến thức cần thiết để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín, có giấy phép đầy đủ để mua sản phẩm. Ngừng việc mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và không tạo điều kiện cho hàng giả tràn lan.
Cơ quan thẩm quyền
Hoàn chỉnh hành lang pháp lý về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ. Các chế tài xử phạt cần chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cơ quan có liên quan với bộ phận quản lý thị trường, mặt khác tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đủ năng lực, trình độ cũng như tăng cường các phương tiện cần thiết cho việc giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác.
Doanh nghiệp
Chính các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc phòng tránh tình trạng làm hàng giả, hàng nhái của công ty. Thông qua việc sử dụng tem chống hàng giả để bảo vệ sản phẩm, trí tuệ của chính doanh nghiệp mình. Đồng thời cần có sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa.
Sử dụng giải pháp chống hàng giả, tem chống hàng giả
Tem chống hàng giả không chỉ giúp doanh nghiệp phân biệt được hàng thật giả mà còn giúp quản lý nguồn hàng hóa, thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra để quản lý, giám sát quá trình tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Đừng chỉ coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật mà chính doanh nghiệp cần tự giác phối hợp để ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Khi nhãn hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bị xâm hại, chủ sở hữu nên trực tiếp gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại với Cục sở hữu trí tuệ.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn luôn diễn biến nóng bỏng và phức tạp, chúng gây hại không chỉ trực tiếp với người sử dụng mà còn khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, khó khăn hơn.
Vì vậy, việc phòng chống và ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan thẩm quyền.