Diễn đàn chống hàng giả: Chống hàng giả thời kinh tế số
Theo Ông Nguyễn Viết Hồng, TGĐ Vina CHG, đơn vị tổ chức chương trình Diễn đàn chống hàng giả tại TPHCM sáng ngày 27/11/2019, trong thời đại kinh tế số như hiện nay, việc chống hàng giả hiện nay bên cạnh sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các DN cần thay đổi phương thức truyền thông, công nghệ chống hàng giả..
Sáng nay 27/11/2019, nhân kỷ niệm 12 năm ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11, Văn phòng Đại điện tại TPHCM Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức diễn đàn chống hàng giả với chủ đề: “Hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và vấn đề an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng”. Sự kiện đã thu hút nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức Hội, các doanh nghiệp và nhiều cơ quan báo đài tham gia.
Tại Diễn đàn, chia sẻ về các giải pháp chống hàng giả hiện nay, ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng giám đốc Vina CHG cho rằng. doanh nghiệp cần phải áp dụng công nghệ nhanh chóng, kịp thời để có thể chống lại sự sao chép ngày càng tinh vi của các đối tượng vi phạm, nhất là trong thời đại bùng nổ internet với nhiều hình thức kinh doanh mới. Bên cạnh đó, việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng cùng thực hiện tốt công tác truyền thông đến cộng đồng, người tiêu dùng là điều mà các chủ doanh nghiệp nên quan tâm.
“Vina CHG bên cạnh cung cấp nhiều giải pháp chống hàng giả, từ hướng công nghệ bảo mật, chống sao chép, dấu hiệu nhận biết, xác thực hàng chính hãng cho đến truy xuất nguồn gốc, còn luôn hướng đến công tác làm cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng, tuyên truyền về công tác chống hàng giả, giải pháp chống hàng giả qua các sự kiện hội thảo diễn đàn… Trong thời gian tới, Vina CHG sẽ đẩy mạnh thêm công tác truyền thông chống hàng trên mạng xã hội, giúp cộng đồng có thể tiếp cận hiệu quả hơn các thông tin về công tác này, từ đó có hướng chọn lựa, mua sắm tiêu dùng an toàn, thông minh hơn”, ông Hồng cho biết.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến nạn làm giả, làm nhái hàng hoá, sản phẩm, đặc biệt là lập lờ nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo các đại biểu, đối với những hàng hoá giả mạo nhãn hiệu như gas, khí đốt, mỹ phẩm.. không chỉ ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp, nhà sản xuất mà còn gây hại đến an toàn, sức khoẻ của người tiêu dùng.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Trưởng Ban 389 Bình Dương cho biết, sự phát triển của nhiều loại hình kinh doanh trên internet khiến cho không ít các doanh nghiệp “trở tay không kịp” với những phương thức làm giả, nhái thương hiệu sản phẩm của các đối tượng vi phạm. Những phương thức mới dựa vào nền tảng công nghiệp 4.0 cũng khiến cho công tác quản lý kiểm soát và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thêm khó khăn.
Ông Danh cho rằng, để có thể hỗ trợ cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng, rất cần đến sự hợp tác từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo ông Danh, chính người tiêu dùng là một trong những kênh quan trọng có khả năng kiểm soát chặt chẽ, sâu rộng nhất để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chia sẻ thông tin tại Diễn đàn, ông Trần Văn Dũng, Phó Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, việc xác định được chính xác các trường hợp lập lờ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm hiện không đơn giản, bởi hàng giả giờ xuất hiện ở hầu như tất cả các ngành hàng và có yếu tố xuyên biên giới. “Có một số sản phẩm được ghi là sản xuất tại nước ngoài nhưng vẫn ghi là sản xuất tại Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Cũng có những trường hợp còn làm giả xuất xứ bằng cách “đi qua” một nước thứ ba để được hưởng ưu đãi…”, ông Dũng chia sẻ.
Theo ông Dũng, để có thể nâng cao hiệu quả quản lý của lực lượng quản lý thị trường, Tổng Cục đã xây dựng và sử dụng cổng thông tin điện tử về hàng giả. Theo đó, tất cả các thông tin về các sự việc của lực lượng quản lý thị trường, các vụ phát hiện, bắt giữ hàng giả xảy ra tại bất kỳ địa phương nào đều được cập nhật liên tục, nhanh chóng để các đơn vị khác trong Tổng cục biết, từ đó tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động, số lượng của các đối tượng buôn bán hay làm hàng giả.
Ông Dũng cũng cho biết, trong thời gian qua, các Đội quản lý thị trường trên cả nước đã tăng cường phối hợp cùng với các doanh nghiệp tổ chức các cuộc điều tra, kiểm soát bất thường cũng như thường xuyên tại các kênh mua bán để tìm ra hàng giả và có biện pháp xử lý kịp thời.
Còn theo ông Lý Thành Công, Đại diện thương hiệu CASIO cho biết, việc bảo vệ thương hiệu trước sự “tấn công” từ các đối tượng làm giả đã phải thực hiện từ rất sớm, với nhiều cách khác nhau. Điển hình đối với sản phẩm máy tính CASIO hướng đến đối tượng người tiêu dùng là các em học sinh là bị làm giả nhiều nhất, CASIO phải tổ chức hướng dẫn phân biệt hàng giả tại nhiều đại lý khắp tất cả các vùng miền cả nước, áp dụng nhiều công nghệ chống hàng giả, dán tem chống hàng giả…
Thương hiệu CASIO với máy tính học sinh bỏ túi, đồng hồ… phải áp dụng nhiều phương thức, giải pháp chống hàng giả khác nhau để chống lại nạn sao chép, làm nhái nhãn hiệu.
“Chống hàng giả đã đành, CASIO còn phải ngăn chặn nạn làm nhái “na ná” nhãn hiệu, lập lờ nguồn gốc nhà sản xuất với các sản phẩm CASIO chính hãng. Các đối tượng làm nhái cho ra đời các nhãn hiệu nhìn sơ qua rất giống CASIO như CASID, CASILI…”, ông Lý Thành Công cho biết.
Giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Anh Đào, chủ thương hiệu Anh Đào – Sứ tiên, bà Phạm Thị Đào, để bảo vệ chính mình, công ty Mỹ phẩm Anh Đào đã chọn giải pháp chống nạn sao chép, làm giả nhãn hiệu là dán tem chống hàng giả cho từng sản phẩm. Bà Đào cho biết, Mỹ phẩm Anh Đào đã phối hợp với nhà cung cấp tem chống hàng giả là Vina CHG để dán các con tem áp dụng nhiều công nghệ chống giả lên sản phẩm.
Theo ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn cho mình một chiến lược chống hàng giả như một chiến lược quan trọng trong sản xuất – kinh doanh và đặc biệt phải xem nó như một văn hóa của công ty mình.
Đồng quan điểm, nhà phân phối độc quyền thương hiệu loa BMB Nhật Bản tại Việt Nam, ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Công ty Điện tử Minh Tuấn cho biết, bên cạnh hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, việc chống hàng giả của doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ từ những chuyên gia về bảo vệ thương hiệu.
Hiện Vina CHG là nhà cung cấp giải pháp chống hàng giả được cấp giấy phép hoạt động in tem chống hàng giả theo quy định 60/NĐ-CP/2014 của Chính phủ. Giải pháp tem chống hàng giả do Vina CHG cung cấp đều ứng dụng công nghệ 4.0 và các doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ các dịch vụ phần mềm đi kèm để lưu trữ dữ liệu khách hàng, quản lý kho, quản trị hàng hóa lưu hành, chống bán lấn tuyến, lấn vùng, marketing… đặc biệt hỗ trợ hiệu quả trong công tác điều tra, xử lý hàng giả.