Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu? Cần các thủ tục gì?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là cách hiệu quả nhất để bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài. Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Vậy đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu ? Thủ tục đăng ký như thế nào?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là gì? Đó là công tác mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện để bảo vệ thương hiệu lâu dài. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách đăng ký, từ thủ tục cho đến các bước đăng ký. Thậm chí, nhiều chủ doanh nghiệp còn không biết đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu.

Trên thực tế, sở hữu trí tuệ là việc sở hữu các tài sản trí tuệ của những hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đó có thể là nhãn hiệu, bản quyền , kiểu dáng công nghiệp,…

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ hết sức quan trọng bởi nó minh chứng cho việc sản phẩm đó là do cá nhân hoặc doanh nghiệp đó tạo ra. Ngăn chặn các đối tượng khác đánh cắp, sản xuất các ý tưởng tương tự gây ảnh hưởng uy tin doanh nghiệp, cá nhân.

Dù việc đăng ký sở hữu trí tuệ đã phổ biến hơn trước đây nhưng vẫn có một số cá nhân, doanh nghiêp chủ quan dẫn đến việc bị mất bản quyền tài sản trí tuệ do không chịu đăng kí hay đăng kí chậm trễ. Điều này hết sức đáng tiếc và thiệt thòi, pháp luật cũng không thể can thiệp bởi vì doanh nghiệp chưa đăng kí sở hữu trí tuệ đối với tài sản đó.

sở hữu trí tuệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, vinacheck
Đăng ký sở hữu trí tuệ là một trong những công tác cần ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp nếu muốn bảo vệ thương hiệu lâu dài.

Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?

Hiện tại, việc đăng ký sở hữu trí tuệ không còn quá khó khăn. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể nộp đơn trực tiếp tại các cơ quan quản lý sau:

  • Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm đăng ký nhãn hiệu; đăng ký sáng chế; đăng ký giải pháp hữu ích; đăng ký kiểu dáng công nghiệp…
  • Cục bản quyền tác giả là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng bản quyền tác giả bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan.
  • Cục trồng trọt và chăn nuôi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi.

Tuy nhiên, việc đăng ký sở hữu trí tuệ khá phức tạp,mất nhiều thời gian và mang tính đặc thù đòi hỏi phải hiểu biết về luật pháp, có chuyên môn, hiểu biết về lĩnh vực. Cho nên Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nên lựa chọn các đơn vị, văn phòng đại diện để hỗ trợ tư vấn trong việc đăng kí sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Đăng ký sở hữu trí tuệ không phải là việc dễ dàng thực hiện bởi nó cần  nhiều giấy tờ, sự chính xác chi tiết trong hồ sơ, cũng như thời gian nhất định để hoàn thành việc đăng ký sở hữu trí tuệ.

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ chung

  1. Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ.
  2. Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
  3. Đại diện theo ủy quyền cho quý khách để nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
  4. Theo dõi quá trình nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận SHTT.o
  5. Gia hạn giấy chứng nhận đã đăng ký.

Thủ tục cần thiết cơ bản để đăng kí quyền sở hữu trí tuệ

  • Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ phải làm tờ khai theo mẫu và nộp một số giấy tờ theo quy định.
  • Đối với đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì phải nộp bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp.
  • Đối với đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa thì phải nộp bản mẫu nhãn hiệu.
Chú ý: Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ. Loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn.

Thủ tục chi tiết cho đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành.
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể. Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn).
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp
  • Giấy uỷ quyền (nếu có)
  • Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản.
  • Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó.
  • Chứng từ nộp phí nộp đơn.
  • Bản gốc Giấy uỷ quyền;
  • Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu.
  • Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
  • Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
  • Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
  • Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
  • Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 10).
  • Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
  • Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
  • Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

sở hữu trí tuệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, vinacheck

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ là một việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Giúp bảo vệ các giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp một cách toàn diện.  Để  thuận tiện cho việc vừa đăng ký sở hữu trí tuệ vừa có các giải pháp chống giả toàn diện cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp nên tìm đến các công ty có kinh nghiệm, uy tín trong việc giải quyết các vấn đề này.

Vina CHG một công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp chống hàng giả, bảo vệ giá trị doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm hoạt động 10 năm, Vina CHG được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cũng như nhà nước đánh gía cao trong việc bảo vệ tính pháp lý, uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.

Với các đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp một các tối đa.

Bộ phận pháp lý tư vấn, trợ giúp doanh nghiệp hoàn thành đăng kí sở hữu trí tuệ.  Kinh doanh – sản xuất sẽ cung cấp các giải pháp chống giả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bộ phận truyền thông – marketing hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quảng bá hình ảnh  sản phẩm, doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó công ty còn hỗ trợ điều tra xử lý hàng giả trong trường hợp các sản phẩm của doanh nghiệp có dấu hiệu bị làm giả.

Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa khi đến Vina CHG, mọi nhu cầu tìm hiểu có thể liên hệ qua Hotline: 091 994 8389 hoặc website: https://vinachg.vn

5/5 - (2 bình chọn)
You might also like
Contact Me on Zalo