Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và hình thức xử lý?

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra hết sức phổ biến và phức tạp hiện nay. Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ là một hành vi vi phạm pháp luật. Các cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý hành chính và thậm chí là hình sự.

Xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp

Xâm phạm sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm về bảo hộ, xâm phạm quản lý hành chính về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể đang nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội.

Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và hình thức xử lý? 1

Sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ là hình thức đem lại những món lợi nhuận khổng lồ. Chính vì thế, ngày càng nhiều các đối tượng , tổ chức  bất chấp việc trái pháp luật để tổ chức thực hiện những hành vi này. Với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng lớn. Xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả hàng nhái đang đe dọa hết sức nghiêm trọng đến đời sống tiêu dùng, sức khỏe người dân. Khiến doanh nghiệp sản xuất chân chính lâm vào tình cảnh điêu đứng.

Sản xuất, đạo nhái nhãn hiệu, kiểu dáng một cách tinh vi nhằm qua mặt cơ quan chức năng, gây khó khăn khi phân biệt hàng hóa cho người tiêu dùng. Đã có rất nhiều vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ quy lớn bị bắt giữ.

Gần đây nhất Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nước yến.

Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và hình thức xử lý? 2Theo đó, lực lượng quản lý thị trường phát hiện hai loại nước yến gồm: Nước yến nha đam đã xâm phạm quyền kiểu dáng của nhãn hiệu nước yến Tingco với số lượng là 11.640 chai; Nước yến Seanest xâm phạm quyền của nhãn hiệu Sanest Khánh Hòa, 3.540 lon.

Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã phối hợp với các chủ thể quyền xác định những nội dung xâm phạm, hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hai sản phẩm trên với tổng cộng số tiền là 78.656.000 đồng.

Tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ xuất hiện hầu hết trong mọi ngành hàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp. Một phần nguyên nhân cũng do chính cá nhân doanh nghiệp chưa có biện pháp bảo vệ.

Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ cần phải được xử lý một cách nghiêm khắc nhằm ngăn chặn các đối tượng sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục hoạt động.

Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Hành vi xâm phạm quyền liên quan
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
  • Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh
  • Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Hình thức xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ 

Theo quy định luật sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ xử phạt hành chính thậm chí là hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và hình thức xử lý? 3

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, đưa ra các hình thức xử phạt hành chính rất cụ thể:

Hình thức xử phạt chính: bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hóa giả mạo, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ. Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hàng hóa giả mạo, nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất kinh doanh buộc phải tiêu hủy, phân phối hoặc sử dụng không nhằm mục đích thương mại hay ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể.

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo, phương tiện, nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.

Hình thức xử lý hình sự

(Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

  1. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

2.Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Dù đã có các biện pháp để ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và hình thức xử lý song tình trạng  xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn ra phức tạp. Doanh nghiệp, người tiêu dùng cần phối hợp cùng cơ quan chức năng để có thể ngăn chặn tình trạng này một cách triệt để.

Phòng Tư vấn Giải pháp Chống hàng giả Vina CHG

Rate this post
You might also like
Contact Me on Zalo