Tương lai ngành in bao bì tại Việt Nam

Các nghiên cứu thị trường quốc tế dự đoán rằng ngành bao bì đang có xu hướng phát triển nhanh trong thập kỷ tới và sẽ sớm chứng kiến ​​sự chuyển mình lên tầm cao mới.

Tổng quan ngành bao bì tại Việt Nam 

Ngành bao bì Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990. Giai đoạn đầu, ngành sản xuất bao bì chủ yếu tập trung vào sản xuất giấy và thùng carton và hoàn toàn mang tính tự phát.  Tuy nhiên, tới đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI. Những điều này đã thúc đẩy ngành bao bì Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Đặc biệt, khi Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế như xây dựng được quan hệ thương mại tự do với thị trường hơn 600 triệu dân ASEAN; thiết lập quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,… Những mối quan hệ đó đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam rất lớn, trong đó có ngành bao bì.

Khi nền kinh tế phát triển và đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên. Số lượng công ty công ty nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ngày một nhiều, giúp thúc đẩy ngành bao bì càng có cơ hội phát triển.

Bên cạnh đó, Sự gia nhập của các thương hiệu siêu thị lớn trong nước và nước ngoài cũng như  thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng đang phát triển một cách hết sức mạnh mẽ, đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư vào các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Từ năm 2015 đến năm 2020, ngành thực phẩm đóng gói tăng 38%, thực phẩm trẻ em tăng 76%, thịt và thủy sản chế biến tăng 58%. Với nhu cầu tăng cao như vậy, ngành bao bì ngày càng phải cải tiến mẫu mã và cách bảo quản. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành.

Bao bì đa dạng về chủng loại và mẫu mã, chất liệu bao bì cũng đa dạng. Vật liệu đóng gói ở Việt Nam chủ yếu là nhựa, carton, giấy, kim loại và thủy tinh.thị trường in bao bì

Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp in bao bì Việt Nam

1. Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp ngành in bao bì

Thị trường bao bì được dự báo sẽ khởi sắc hơn nhờ nhiều nước phát triển đã mở cửa kinh tế trở lại sau khi triển khai vắc xin và chiến lược sống chung cùng Covid. Theo đó, ngành bao bì sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo dự đoán, nhu cầu về bao bì sẽ tăng hơn 45% trong năm năm tới. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các ngành giao hàng và vận chuyển thương mại điện tử, thực phẩm và đồ uống, chăm sóc cá nhân, chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt, sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm tiếp tục là cơ hội lớn để ngành bao bì phát triển.

thị trường in bao bì
Đanh giá nhu cầu in bao bì của một số ngành hàng. Ảnh: VietnamReport

Nhận định về triển vọng trong năm 2022, hơn 80% chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng, ngành bao bì sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng và có thể tăng trưởng hơn một chút so với năm 2021.

Nhiều động lực thúc đẩy ngành bao bì trong thời gian tới. Nền kinh tế các nước đang dần phục hồi trong năm 2022. Bên cạnh đó, người lao động cũng dần quay lại với công việc, mức tiêu dùng hàng hóa cũng nhiều hơn, mở ra cơ hội tăng trưởng cho ngành bao bì.

Người tiêu dùng cũng thường xuyên quan tâm đến bao bì tiện dụng, bền vững, linh hoạt, hiệu quả; bao bì chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc,…. Những nhu cầu đó đã khiến các nhà cung cấp trên thị trường bao bì tập trung vào các thiết kế bao bì mới hoặc thiết kế lại bao bì hiện có để thuận tiện và di động hơn. Điều đó cũng đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường bao bì trên toàn cầu.

Một yếu tố khác là mức cạnh tranh ngành in bao bì không quá cao bởi chi phí đầu tư ngành này khá lớn. Do đó, đối thủ gia nhập ngành hàng này sẽ không nhiều. Và các doanh nghiệp có thể tranh thủ để xây dựng thị phần.

Tuy nhiên, cùng với nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bao bì quốc tế, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ này.thị trường in bao bì

Thách thức cho các doanh nghiệp in bao bì

Đối thủ nước ngoài mạnh:

Ngành bao bì Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 15 – 20%/năm. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài chiếm phần lớn thị phần. Mặc dù hàng Việt Nam đã từng bước chinh phục các thị trường khó tính như Mỹ hay EU nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp các đối thủ trong ngành.

Sự xuất hiện của các đại gia trong ngành bao bì khiến các doanh nghiệp khó cạnh tranh vì tốc độ phát triển và khả năng tài chính của họ.

Mẫu mã bao bì kém bắt mắt:

Mẫu mã sản phẩm không đủ hấp dẫn là một yếu tố khiến các công ty bao bì Việt Nam yếu thế hơn so với nước ngoài. Các tên tuổi trong nước đang bị tụt lại quá xa và đang dần để các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường với những thiết kế bao bì sáng tạo, bắt mắt trên kệ hàng.

thị trường in bao bì

Yêu cầu về công nghệ:

Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại. Ngoài ra, một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là thiếu các loại bao bì có trọng lượng nhỏ (như 80g, 100g, …) hoặc các loại bao bì có trọng lượng lớn cho nguyên liệu (như 500kg hoặc 1 tấn).

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng mang đến những tác động tích cực lẫn tiêu cực theo sự thay đổi hành vi người tiêu dùng. Covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nguyên liệu bị thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao bởi các nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ nhập khẩu và chiếm 60%-70% giá thành. Do đo đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự ứng biến, dự báo trước các rủi ro để xoay xở kịp thời.

Tóm lại, ngành bao bì Việt Nam cần đổi mới hơn nữa, đặc biệt là về công nghệ in hiện đại và xu hướng in bao bì chống hàng giả để  đáp ứng yêu cầu của thị trường và có thể tham gia vào cuộc đua của chuỗi cung ứng bao bì toàn cầu.

 

2/5 - (1 bình chọn)
You might also like
Contact Me on Zalo