Tại sao phải chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp?
Với nền kinh tế thị trường khá đa dạng thì người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp và theo họ đó là tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải chấp nhận bước vào cuộc đua đầy khắc nghiệt để xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp
Thực tế, cho thấy có rất nhiều sản phẩm chưa chắc đã hơn hẳn các sản phẩm cùng chủng loại nhưng lại được người tiêu dùng tin cậy chỉ vì thói quen hay đơn giản vì một lý do hết sức cảm tính: chỉ là thích. Các nhà sản xuất cần tìm cho doanh nghiệp mình sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng và đây trở thành yếu tố được các nhà sản xuất đặt lên hàng đầu.
Ngoài việc làm cho tính năng các sản phẩm phong phú hơn về hương vị, tính chất, công dụng thì các nhà sản xuất cũng cần nên khai thác đến thói quen của người tiêu dùng.
Có nghĩa là để doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu, việc quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được bản sắc riêng nhằm thỏa mãn đúng một góc cạnh nào đó của tâm lý người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe, đời sống con người và có sự cạnh tranh khắc nghiệt cũng có nghĩa là tính rủi ro rất cao và việc bảo vệ thương hiệu cũng càng trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ như: Trong ngành sắt thép xây dựng, giữa hàng chục loại khác nhau thì sự vượt trội của một sản phẩm nào đó so với sản phẩm khác (nếu có) cũng rất khó tác động đến tâm lý người tiêu dùng nhanh như các sản phẩm về thực phẩm.
Hay chỉ cần in sai tỉ lệ hoạt chất trên bao bì cũng đủ làm điêu đứng một loại sữa tên tuổi. Một sự kết tủa đáng ngờ trong một chai nước cũng có thể làm sập một thương hiệu. Trong khi đó, điều mà chỉ có những nhà sản xuất mới biết là trước khi bất kỳ sản phẩm nào đến tay người tiêu dùng thì phải trải qua hàng chục khâu từ vận chuyển, phân phối… và đồng nghĩa với đó là tính chất rủi ro cũng tăng lên.
Tại sao phải chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Việc bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp giữ được vũ khí chiến lược của mình mà còn giúp:
- Khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào trong nước, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngoài.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu hàng hoá
- Bảo hộ lợi ích quốc gia
- Thúc đẩy sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
- Góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng
- Giải pháp giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Làm sao bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả?
Để quảng bá và bảo vệ thương hiệu của mình nhiều nhà sản xuất lựa chọn giải pháp quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng với những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc này thực sự “quá sức” bởi chi phí không hề nhỏ.
Một số doanh nghiệp ngành dầu nhớt thực hiện giải pháp “lấy công làm lời”. Khi đó doanh nghiệp cần chịu khó tìm thị trường mới xa với các trung tâm và quảng bá đến người tiêu dùng theo cách truyền thống.
Thậm chí có khi doanh nghiệp buộc phải xây dựng lại đối tượng người tiêu dùng. Chẳng hạn như, các nhãn hàng lớn về dầu nhớt nhắm đến số lượng người tiêu thụ khổng lồ là xe máy, xe hơi… thì doanh nghiệp này lại đưa sản phẩm của mình nhắm đến người tiêu dùng ở nông thôn, những nơi thường sử dụng các loại máy nông nghiệp, ngư nghiệp.
Công khai và thân thiện cũng là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp quảng bá và bảo vệ thương hiệu của mình thông qua các hoạt động xã hội (tài trợ, từ thiện, hội chợ…).
Thống kê cho thấy có đến 90% hàng Việt Nam xuất khẩu ra thế giới dưới dạng thô, qua trung gian hoặc gia công cho các thương hiệu lớn của nước ngoài. Do đó người tiêu dùng nước ngoài hầu như chưa có khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt.
Các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhận thức đúng về vấn đề thương hiệu và sự đóng góp của thương hiệu trong giá trị sản phẩm. Và phần lớn các doanh nghiệp Việt nam chỉ quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước mà chưa chú ý đến đăng ký ở nước ngoài.
Vì vậy, không ít thương hiệu lớn của các doanh nghiệp Việt bị các công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như: Cà phê Đăk Lăk năm 1997, kẹo dừa Bến Tre năm 1998, Vifon năm 2001, thuốc lá Vinataba và Petro năm 2002… gần nhất là cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc năm 2011.
Tính cộng đồng của các ban ngành, doanh nghiệp Việt còn yếu, mạnh ai nấy làm hầu như không có sự hợp tác vì thế mà rất dễ bị các tác động xấu gây hại.
Việc bảo vệ thương hiệu không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp, mà còn là vấn đề kinh tế, hình ảnh của cả một quốc gia. Các doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư hơn nữa cho vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Giải pháp tem chống hàng giả là một trong những cách giúp doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu của mình trước các tác nhân xấu làm hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.